Nguồn gốc và ý nghĩa của bộ tượng "tam không"

Thứ sáu - 16/12/2022 01:49
Tại ngôi đền Toshogu, thuộc vùng Nikko, Nhật Bản có một bức tượng điêu khắc 3 con khỉ , một con bịt tai, một con bịt mắt và con còn lại bịt miệng 
Tượng che mắt tên là Mizaru - nghĩa là “Tôi không nhìn thấy điều xấu” .
Tượng bịt miệng là Iwazaru - nghĩa là “Tôi không nói điều xấu”
Tượng bịt tai là Kikazaru - “Tôi không nghe những điều xấu”
 

Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa của nó.

Vài ngàn năm trước, ở Ấn Độ, bộ khỉ này là một bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng, với ý răn dậy mọi người, “không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy”. Tư tưởng 3 không này sau đó được các nhà tu Phật giáo đưa vào Trung Quốc nhưng không rõ vào thời kì nào. Vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo tư tưởng này về Nhật.

Chữ “zaru” trong tư tưởng 3 không “Mizaru, Kikazaru, Iwazaru” của Ấn Độ được phát âm như tiếng “saru” – có nghĩa là con khỉ, nên người ta đã khắc họa hình tượng hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.

Phiên bản gốc của Ấn Độ giáo và Phật giáo gồm có bốn con khỉ. Con khỉ thứ 4 ngồi khoanh tay được gọi là Shizaru  - “Tôi không làm điều xấu”.

Ở Nhật, thâm ý của “Bộ khỉ tam không” không chỉ đơn thuần là “không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy” nữa, mà sâu xa hơn, nó mang ý nghĩa “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện. Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Đây được cho là nguyên mẫu của những bộ tượng chú tiểu,”tam không”, “tứ không” sau này.

Bộ tượng chú tiểu ngộ nghĩnh với nụ cười hồn nhiên vui vẻ nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, không thấy những điều thị phi, không làm điều quấy để thân tâm thanh tịnh cuộc sống bình an. 
 
      

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
back to top
Chat Zalo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây